Biệt Phủ Là Gì? Việt Nam Ta Có Biệt Phủ Nào Không?

Biệt phủ là gì

Biệt phủ là gì? Liệu tại Việt Nam ta có biệt phủ nào hay không? Nếu có thì biệt phủ đó trông như thế nào?,… Có hàng vạn câu hỏi vì sao liên quan đến “biệt phủ” – cái từ tưởng chừng chỉ có ở tại Trung Quốc. Vậy, muốn biết tại Việt Nam có biệt phủ nào hay không thì hãy cùng đi đến hết bài viết ngày hôm nay nha!

  • Khái niệm của Biệt phủ

Biệt phủ là gì?” – là từ trong tiếng Hán được ghép thành từ yếu tố “biệt” và “phủ”. 

– “Biệt” nghĩa là tách biệt, mang ý nghĩa giống như “biệt” trong “biệt thự” (tiếng Latinh), tức là ngôi nhà tách biệt.

biet-phu-la-gi-viet-nam-ta-co-biet-phu-nao

– “Phủ” thì lại có tận 5 nghĩa:

+ Nghĩa thứ nhất: Là nơi xử lý công vụ của quan lại, của cơ quan chính quyền thời xưa như: “quan phủ”, “tỉnh phủ” hay là “chính phủ”.

+ Nghĩa thứ hai: Là chỉ nơi ở của giai cấp quý tộc, quan to, bậc vương gia nào đó thời xưa như: “vương phủ”, “ tổng thống phủ”.

+ Nghĩa thứ ba: Là chỉ đến nơi được sum họp hoặc tụ tập như “học phủ”.

+ Nghĩa thứ tư: Là từ cung kính để gọi nhà của đối phương như: “phủ thượng”, “quý phủ”.

+ Nghĩa thứ năm: Là chỉ những nơi tàng trữ sách vở của cơ quan địa phương như: “phủ khổ”, “lục phủ”, “thư phủ”.

+ Nghĩa thứ sáu: Là chỉ khu hành chính cao hơn huyện một cấp như: “châu phủ”, “Tây An phủ”, “Khai Phong phủ”.

Tổng hợp lại thì có thể hiểu từ “Biệt phủ” có nghĩa là tổ hợp nhà ở tách biệt của giới quan chức, người có quyền thế, người có điều kiện kinh tế cao.

Nói đến Biệt Phủ thì nhiều người nghĩ ngay đến những nhà, những phủ dành cho quan lại thời xưa của Trung Quốc mà hồi nhỏ hay xem trên tivi. Vậy thì tại Việt Nam ta có cái Biệt phủ nào hay không? Việt Nam ta cũng có ảnh hưởng từ nền văn hóa của Trung Quốc nên tất nhiên là có. Cùng đi đến phần tiếp theo để chiêm ngưỡng những Biệt phủ đó có vẻ đẹp như thế nào nha

  • Top 3 Biệt phủ đẹp và có tiếng nhất Việt Nam không thể bỏ lỡ

2.1 Biệt phủ tại Hải Dương

Biệt phủ này nằm ở làng Vũ Xá, xã Ái Quốc, Tp.Hải Dương, có tên gọi là “Phủ Mẫu The”. Sở dĩ có cái tên như vậy là bởi vì nó gắn với tên người phụ nữ tên The – người đã bỏ tiền ra xây phủ.

Chủ nhân của khu Biệt phủ này chính là bà Đoàn Thị The, năm nay bà mới gần 60 tuổi và bà hoàn toàn tự bỏ tiền để xây cất toàn bộ khu phủ. Bà còn bỏ tiền ra để mua lại hàng mẫu ruộng của bà con dân làng xung quanh để có thể mở rộng khu phủ của mình. Biệt phủ có kiến trúc vô cùng hoành tráng, cầu kỳ và ước tính cả cơ ngơi này cũng phải lên tới trăm tỷ đồng.

biet-phu-la-gi-viet-nam-ta-co-biet-phu-nao

Được biết là khu Biệt phủ này rộng cả ngàn mét vuông và được xây dựng 3 tòa tháp cao ngất trời mà có thể đứng từ xa hàng ngàn cây số vẫn có thể nhìn thấy 3 ngọn tháp ở trong đó. 

2.2 Biệt phủ tại Bắc Ninh

Biệt phủ tại Bắc Ninh này là của đại gia Nguyễn Thành Bút. Chủ sở hữu của biệt phủ còn được gọi là “siêu người giời”, có khả năng sai bảo cả thánh thần. 

Biệt phủ được xây dựng trên diện tích rộng vài hecta ở xã An Bình, huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh. Biệt phủ có vị trí giáp với mặt đường liên xã, mặt tiền biệt phủ có ngôi nhà sàn lớn với 24 cột gỗ lim, đế đá, một người ôm không hết. Toàn bộ ngôi nhà sàn đều được làm bằng gỗ quý, ước tính giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng. Theo nhiều người dân trong làng thì để xây xong ngôi nhà sàn này, tất cả các thợ mộc nổi tiếng khắp tỉnh thành phải tập trung làm gần 5 năm mới xong.

Cạnh ngôi nhà sàn, thì ngay đầu con đường riêng dẫn vào trung tâm biệt phủ lại là có một ngôi nhà sàn nữa. Ngôi nhà sàn này sử dụng cả sàn dưới lẫn sàn trên, như ngôi nhà gỗ hai tầng. Tầng trên để ở, còn tầng bên dưới thì dùng để kinh doanh đủ thứ bánh kẹo, thuốc nước,…

Được biết là Biệt phủ này của ông xây dựng phải bỏ ra số tiền lên đến cả trăm tỷ đồng. 

biet-phu-la-gi-viet-nam-ta-co-biet-phu-nao

2.3 Biệt phủ của họa sĩ Thành Chương

Việt Phủ của họa sĩ Thành Chương có cái tên luôn là “Việt phủ”. Mang tên “Việt phủ” là bởi người họa sĩ này có tình yêu mãnh liệt với văn hóa cổ truyền Việt Nam và nó được tạo dựng như 1 Biệt phủ. 

Biệt phủ nằm ở xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Tp.Hà Nội. Không ai có thể biết rằng “toàn bộ diện tích 10.000 mét vuông hiện tại của Biệt phủ trước kia chỉ là đồi trọc, đất cằn”.

Ý tưởng ban đầu của ông chỉ đơn giản là tạo dựng không gian văn hóa, nghệ thuật, tâm linh thuần Việt dành riêng cho các cá nhân và người thân thưởng thức. Và ông đã thành công sáng tạo ra kiến trúc đậm chất Việt, từ nhà sàn, nhà Tường Vân, tranh, vách đất, đến cả hồ sen, hồ súng, cây đa, những cây cổ thụ chiếu rợp bóng mát.  

Nhưng cũng không ngờ là chính nhờ sự độc đáo và hấp dẫn của mô hình bảo tàng ngoài trời mà Việt phủ Thành Chương đã thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tham quan mỗi năm. Tại mỗi điểm dừng chân, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bộ sưu tập các cổ vật độc đáo, quý giá và những tác phẩm sơn mài của chính gia chủ – một họa sĩ hàng đầu của hội họa dân gian hiện đại Việt Nam đương đại.

Tại đây, các du khách còn được thưởng thức những màn trình diễn nghệ thuật dân tộc độc đáo và được thưởng thức ẩm thực với thực đơn đa dạng. Mỗi người có thể chọn cho mình đồ ăn, thức uống với nhiều món ăn rất Việt và cũng rất dân gian như: nem, bún riêu, bánh đa, bánh đúc,..

Việt phủ Thành Chương có thể được coi là trung tâm lưu giữ các giá trị tinh thần và những gì cổ xưa nhất, mang đậm chất Việt nhất trong các Biệt phủ được kể ở trên. 

biet-phu-la-gi-viet-nam-ta-co-biet-phu-nao

Trên là những lý giải về “Biệt phủ là gì?”, cũng như là giới thiệu cho các bạn về các Biệt phủ đẹp, hoành tráng và có tiếng tại Việt Nam. Nếu thấy tò mò và muốn tận mắt chiêm ngưỡng thì đừng ngần ngại chạy xe đến tận nơi nha, tất cả đều mở cửa chào đón du khách đó!

Nguồn: http://duanchungcuthapdoanhnhan.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *