Chia Sẻ Kinh Nghiệm Mua Chung Cư Hà Nội Giá Hời – Nhà Tốt

nhung-dieu-can-luu-y-khi-thiet-ke-nha-o

Việc mua nhà chung cư chưa bao giờ là dễ dàng đối với những người mới bắt đầu mua và thậm chí là cả với những người đã có nhiều kinh nghiệm. Có rất nhiều dự án chung cư tại Hà Nội được ra đời nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các hộ gia đình, nhưng không phải bất kỳ một dự án nào cũng rất đa năng. Những chia sẻ kinh nghiệm mua chung cư Hà Nội dưới đây sẽ giúp bạn phần nào.

1.Xác định rõ về vị trí dự án/ chung cư

Kinh nghiệm mua chung cư Hà Nội xương máu đầu tiên là cần phải hiểu đúng và xác định rõ vị trí của dự án. 

Hầu hết khi được giới thiệu về chung cư thì người bán đều dùng những mỹ từ về vị trí của dự án rồi rót vào tai bạn “đều là phóng đại”, vì thế bạn nên cẩn thận hơn. Ngập nặng, tắc đường trong giờ cao điểm hay là thiếu chỗ gửi xe hoặc môi trường xung quanh ô nhiễm là những điều không bao giờ được đề cập đến. Điều đó gây trở ngại cho bạn rất nhiều sau khi chuyển vào đó sống và làm việc. 

Để đánh giá đúng về vị trí của chung cư, bạn cần phải xem xét tổng thể bằng cách tham quan thực tế, hỏi những cư dân lân cận hoặc trong khu vực và tìm hiểu về mặt bằng xã hội xung quanh nơi cư trú. Như vậy sẽ không khiến bạn thấy hối hận khi không khảo sát mà đã mua, để rồi mua phải nơi không có vị thế tốt. 

bo-tri-phong-o-theo-phong-thuy

2.Tìm hiểu kỹ và lựa chọn chủ đầu tư uy tín

Bạn đừng quá tin vào những lời mật ngọt mà môi giới rót vào tai bạn khi bạn nói có ý định mua nhà tại chung cư. Trước khi mua căn hộ chung cư, bạn phải tìm hiểu tên của chủ đầu tư, năng lực làm việc, giấy phép đầu tư và xây dựng của dự án.

Một dự án được cam kết đúng tiêu chuẩn, xây dựng đúng tiến độ và có tính pháp lý cao dựa vào uy tín và năng lực của chủ đầu tư. Hãy tìm kiếm mọi thông tin về chủ đầu tư ngay khi bắt đầu làm việc với họ, cũng như những dự án mà chủ đầu tư đã thực hiện trước đây. Bởi vì đã có không ít người gặp rủi ro khi đầu tư vào các dự án bất động sản mà chủ đầu tư không có danh tiếng và từ đó dẫn tới “tiền mất tật mang”. Ngoài ra, mỗi chủ đầu tư đều có phong cách quy hoạch, thiết kế và phương châm phát triển sản phẩm riêng, bạn nhất định phải tìm hiểu kỹ các yếu tố đi kèm đó. 

Bên cạnh các thông tin về chủ đầu tư, để đảm bảo thì bạn cũng nên kiểm tra thêm thông tin về nhà thầu, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công,… Tất cả những điều đó đều có trên mạng và bạn chỉ mất vài bước để có thể biết hết các thông tin bạn cần. 

3. Kiểm tra pháp lý

Nếu bạn muốn mua căn hộ chung cư đang trong quá trình xây dựng thì bạn cần tìm hiểu rõ lai lịch của khu đất, xem xem dự án đó có đang thế chấp hay không. Nếu như dự án đang được thế chấp mà bạn vẫn quyết định ký kết hợp đồng mua bán thì nhất định phải yêu cầu chủ đầu tư cung cấp giấy tờ đã giải chấp đối với căn hộ của mình.

Bên cạnh hồ sơ pháp lý của dự án thì người mua cần phải xem xét kỹ hợp đồng mua bán. Các điều khoản trong hợp đồng phải rõ ràng, dễ hiểu, có thỏa thuận về các phụ phí dịch vụ, tiến độ thanh toán và thẩm quyền của các bên,…

co-nen-mua-chung-cu-mini-o-ha-noi

4. Xem xét tiện ích nội – ngoại khu

Mỗi chung cư để có thể thu hút khách hàng đến ở thì nhất định phải có nhiều tiện ích ngoại khu như: công viên, y tế, trung tâm thương mại, nhà trẻ,…Nhưng, với sự phát triển bùng nổ của các dự án ngày nay, không thiếu những khu chung cư chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu về nhà ở mà bỏ qua yếu tố này và thậm chí là xây sát mặt đường, cắt hoàn toàn khu vui chơi cho trẻ,…đó còn gọi là bị cắt “minh đường” – trong phong thủy thì đây là thứ để đảm bảo hơn về sức khỏe, an toàn cho người sống trong chung cư. 

Tiện ích nội khu thì là những nơi như: số thang máy, thang thoát hiểm, tầng hầm để xe có đủ chỗ,… bởi đó là những tiện ích gắn liền với bạn trong suốt quá trình ở đó trong trong tương lai.

Mật độ căn hộ chung cư/ sàn hiện nay cũng là điều cần phải chú trọng, phù hợp và phổ biến hiện nay sẽ là 8 căn hộ/sàn. Nếu con số lớn hơn thì tức là số lượng dân cư ở cùng một tầng sẽ khá dày, dễ dẫn tới tình trạng xếp hàng chờ đợi khi sử dụng các tiện ích chung hay là gây ra những sự quá tải cho việc vận hành các dịch vụ kỹ thuật.

5. Chú trọng đến an ninh

Bạn cần phải quan sát kỹ xem chung cư đó có được trang bị hệ thống phòng chống cháy nổ chuẩn chỉnh không, cách quản lý việc ra vào chung cư ra sao, có hệ thống camera giám sát hay không, hệ thống báo động khi có tình huống khẩn cấp thì thế nào?,… Rất đơn giản để có thể biết được những điều đó bằng cách tự mình đi khảo sát, trò chuyện với những cư dân đang sống tại khu chung cư; vừa có thể tạo được mối quan hệ mới cho sau này nếu bạn chọn mua, vừa có thể thu thập thông tin này.

thiet-ke-phong-khach-va-bep-cho-nha-ong

6. Diện tích khu tầng hầm để xe

Trung bình với mỗi hộ gia đình thường có ít nhất 2 xe máy, một số hộ còn có thêm 1 đến 2 ô tô. Theo quy định do Bộ Xây dựng ban hành từ năm 2013, cứ 100m² diện tích sử dụng của căn hộ, chủ đầu tư phải dành 20m² diện tích làm chỗ đậu xe và bao gồm cả lối đi. 

Thực tế thì ngược lại, nhiều chung cư lại thiết kế cho khu giữ xe quá nhỏ, không đáp ứng hết được nhu cầu của cư dân. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ càng xem khu vực gửi xe của chung cư có thuận tiện không? Có giới hạn số lượng xe hay mức phí thế nào? Có đảm bảo an toàn không?,… Tất cả đơn giản là để có thể mang lại sự thoải mái hơn cho bạn và gia đình trong quá trình sinh sống sau này tại chung cư.

7. Nếu có thể thì hãy chọn chung cư tầng trung 

Tại sao nên chọn những căn hộ chung cư tầng trung? Vì nếu như bạn mua căn hộ ở tầng thấp của chung cư thì bạn sẽ phải chịu ảnh hưởng của bụi bẩn, tiếng ồn, thậm chí nhiều nơi còn bị muỗi tấn công. Chọn những căn hộ ở tầng quá cao thì sẽ gây bất tiện trong việc đi lại, giá cũng cao hơn, không khí trên đó cũng khá loãng gây hại cho sức khỏe gia đình bạn, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Những căn hộ ở tầng 7 đến tầng 15 sẽ thích hợp nhất cho bạn mua.

8. Thương lượng giá cả

Qua các trang mạng internet hay trên các sàn giao dịch, không khó để bạn có thể  tìm hiểu được mức giá chung của các dự án ở từng khu vực. Các thông tin nhà đất trên sàn dao dịch hay trên các trang mạng sẽ giúp bạn tự tin thương lượng hơn trong trường hợp người bán đưa ra mức giá cao hơn mức giá thật.

Với những ai có nhu cầu về nhà ở nhưng vẫn chưa có chuẩn bị đủ về ngân sách thì có thể tham khảo xem những chính sách hỗ trợ như: trả góp, trả theo đợt của chủ đầu tư.

thiet-ke-phong-ngu-dep-sang-trong

9. Những căn hộ chung cư nên tránh khi chọn mua

– Tránh mua những căn hộ có phòng bị bịt kín (không có cửa sổ hướng ra không gian ngoài trời, thiếu thông thoáng), căn hộ gần chỗ đổ rác (có thể gây mất vệ sinh, là mầm mống của dịch bệnh), gần thang máy (thường xuyên có người qua lại đông đúc gây ồn ào và ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình bạn),…

– Tránh mua nhà hướng cửa chính sang trực diện nhà ở đối diện.

– Nên mua căn hộ có ban công. 

– Theo phong thủy thì bạn nên tránh những căn hộ có hình dạng méo mó, có nhiều góc khuyết; vừa khó bài trí nội thất lại vừa không tốt cho tài vận của nhà bạn. 

Trên đây là tất cả 9 kinh nghiệm mua chung cư Hà Nội mà những người đi trước và đã vấp phải muốn chia sẻ cho các bạn – những người mới bước chân vào nhà đất. Mong rằng các bạn có thể học hỏi, rút ra được kinh nghiệm bổ ích cho việc mua nhà chung cư sau này, để tránh bị “tiền mất tật mang” hay là gặp phải trường hợp cần bán tháo những căn hộ ngay khi vừa mới mua xong như những người không trang bị cho mình những kinh nghiệm mua nhà chung cư khác nha!

Xem thêm>>  [HÉ LỘ] Sự Thật Về Tháp Doanh Nhân Lừa Đảo Khách Hàng Thế Nào

Nguồn: http://duanchungcuthapdoanhnhan.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *